Kế hoạch sinh con năm 2017: Những chuẩn bị về tài chính

Ngoài tâm lý và sức khỏe, vấn đề tài chính cũng là mối bận tâm lớn của các mẹ có dự định sinh con năm 2017. Bạn sẽ cần chi bao nhiêu tiền trong suốt 9 tháng mang thai và năm đầu tiên của bé cưng? Tham khảo ngay những số liệu dưới đây và bắt đầu tiết kiệm ngay hôm nay, bạn nhé!

Nếu có dự định mang thai và sinh con năm 2017, đây là lúc thích hợp nhất để hai vợ chồng bạn lên kế hoạch. Ngoài tâm lý và sức khỏe, tài chính cũng là một vấn đề làm nhiều mẹ tương lai cảm thấy băn khoăn. Tuy nhiên, nếu chỉ ngồi nhìn những khoản chi phí sau, bạn có thể sẽ cảm thấy ngán ngẩm, thậm chí ngại có con. Ngược lại, nếu có sự chuẩn bị và lên kế hoạch sinh con năm 2017 từ trước, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều.

Có kế hoạch mang thai và sinh con năm 2017, bạn phải chuẩn bị bao nhiêu tiền?

chuan-bi-tai-chinh-sinh-con-nam-2017

1/ Khoản phải chi cho 9 tháng 10 ngày và năm đầu tiên của bé

Khoảng 40.000.000 – 100.000.000 đồng, bao gồm: các chi phí cơ bản như phí khám dưỡng thai, chi dùng gia tăng cho dinh dưỡng, và “tiền đi đẻ”, và sữa, bỉm, áo quần, chăn nệm và đồ chơi.

3.500.000 đồng tiền khám thai, bao gồm tiền khám cơ bản và tiền cho các loại xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ. Bạn nên chọn một phòng khám tốt nhất có thể (các yếu tố chọn lựa bao gồm gần nhà hoặc tiện đường đi, đúng tuyến hoặc đúng bệnh viện bạn muốn chọn để lâm bồn, đúng bác sĩ mà bạn chọn theo,…).

10.000.000 – 20.000.000 đồng là khoản chi cho việc sinh con, tùy thuộc bệnh viện và loại hình dịch vụ bạn dùng đến. Lưu ý, bạn nên tính đủ cả những ngày nghỉ không thu nhập của ông xã và những người chăm sóc bạn, chi phí thuê mướn người chăm sóc tại bệnh viện, tại gia và các khoản sinh hoạt phí khác. Ngoài các khoản tiền “cứng” phải nộp cho bệnh viện, bạn cũng nên lưu tâm đến một số tiền mệnh giá nhỏ để tặng cho những nhân viên y tế, và một hoặc hai chiếc phong bì to hơn dành để cảm ơn đội ngũ y bác sĩ. Hãy làm điều này với sự trân trọng và lòng biết ơn đến những người giúp bạn trong giờ khắc lâm bồn.

5.000.000 đồng chi dùng cho bản thân, bao gồm chi phí sữa bầu, mua quần áo mới (dưới 7 bộ đi làm, 7 bộ mặc ở nhà), giày dép mới và chi phí massage trị liệu.

3.000.000 đồng tiền mua sắm cho góc riêng của bé sơ sinh. Các khoản phải mua gồm các loại khăn (khăn sữa, khăn lót 2 mặt, khăn quấn bé, khăn tắm,…), quần áo sơ sinh, tã bỉm, vài món đồ chơi cơ bản. Sản phẩm vệ sinh cho bé (gồm dung dịch tắm bé dịu nhẹ, nước giặt quần áo trẻ em, bông gòn, tăm bông, băng cuống rốn,..

Tiền sữa cho bé: Ngay từ bây giờ hãy tích cực tìm hiểu về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm khoảng 20.000.000 đồng tiền sữa mỗi năm. Tuy nhiên, nếu không đủ lượng sữa cho con bú, đừng quá lo. Bạn vẫn có thể nhờ sự trợ giúp từ người “mẹ nuôi” – sữa công thức.

6.000.000 -10.000.000 đồng tương đương 500.000 đồng/ tháng cho chi phí riêng của bé. Hãy giới hạn con số này trong các khoản tối cơ bản như tã bỉm và các lỉnh kỉnh chi mục khác.

Ngoài ra, bạn có thể sẽ phải cần thêm chi phí để thuê người giúp việc, người chăm sóc bé trong những tháng đầu sau sinh hoặc khi bạn bắt đầu đi làm lại.

2/ Tuyệt chiêu tiết kiệm tiền hiệu quả

Bên cạnh những khoản chi “không thể không có”, bạn có thể cắt giảm một số loại phí.

Tiết kiệm chi phí y tế: Bạn có thể hỏi bác sĩ xem mình có thể bớt được khoản xét nghiệm nào, và hậu quả của chúng, nếu có. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, những thông tin này cũng giúp bạn hiểu hơn về thai kỳ cũng như sức khỏe của mình.

Tiết kiệm tiền thực phẩm: Bạn có thể tiết kiệm tiền uống sữa bầu nếu đầy đủ tự tin về mảng kiến thức dinh dưỡng và có sẵn thói quen chăm sóc bản thân. Tuy nhiên đừng bỏ qua các loại thực phẩm bổ sung, bạn nhé.

– Tiết kiệm chi phí sinh nở: Nếu công ty có mua BHYT, bạn sẽ được chi trả nếu sinh thường, còn nếu công ty mua các gói bảo hiểm “xịn” hơn, có thể bạn được chi phí sinh dịch vụ.

Tiết kiệm chi phí cho bản thân: Nhờ anh xã massage có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền massage đáng kể. Các khoản chi dùng cho quần áo và giày dép có thể gói gọn hoặc bỏ qua nếu bạn có sẵn nhiều bộ áo quần rộng và quyết tâm chỉ tăng cân chuẩn (8-12kg). Tuy nhiên, đừng quá tiết kiệm mà lơ là cơ thể mình nhé!

Tiết kiệm mà không keo kiệt các khoản chi cho bé: Hãy đi mua đồ đạc cho bé từ tháng thứ 7 trở đi, và mua thật ít, như mỗi thứ một vài món, hoặc giới hạn trong 1 danh sách không quá 30 món, hoặc một số tiền nhất định. Bạn nên nhớ rằng, trẻ sơ snh lớn rất nhanh. Ngay cả khi bạn chưa kịp nhận ra, những bộ đồ này đã không còn vừa với bé nữa.

Facebook Comments

Leave a Reply